TOP 7 loại bệnh về dạ dày thường gặp nhất – Nghiên cứu mới

TOP các loại bệnh về dạ dày thường gặp nhất được tờ Health đưa tin ngày hôm nay phải kể đến các bệnh như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp,… Hãy nắm rõ cơ chế từng bệnh để từ đó có giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Để thực hiện chức năng nghiền thức ăn và phân hủy thức ăn, dạ dày phải thường xuyên hoạt động co bóp dựa trên các lớp bó cơ từ nhiều hướng. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải một số vấn đề nào đó trong quá trình tiêu hóa có thể làm cho mọi hoạt động trong dạ dày bị đình trệ và gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, cần phải hết sức chú trọng đến TOP các loại bệnh về dạ dày thường gặp nhất và những thông tin liên quan đến dạ dày ngay trong bài viết dưới đây.

Các bệnh về dạ dày thường gặp – Đâu phải ai cũng biết rõ

Theo BS. Võ Tấn Long, Khoa Nội tổng quát, Phó trưởng bộ môn Ngoại – ĐH Y dược TPHCM cho biết: “Trong thời gian 6 tháng đầu năm nay, chuyên khoa tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh dạ dày cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 1,8%. Tại thời điểm đó, bệnh viện cũng đã khám và phát hiện ra căn bệnh dạ dày có rất nhiều biến chứng. Chính vì vậy, tôi khuyên mọi người khi phát hiện các bệnh liên quan đến dạ dày, đường tiêu hóa thì đừng nên chủ quan mà hãy thăm khám ngay để sớm được điều trị.”

Cũng theo bác sĩ Long, hiện nay căn bệnh về đường tiêu hóa đang có dấu hiệu bùng phát, mà nguyên nhân cơ bản nhất chính là do nguồn thức ăn, nước uống và một số tác nhân khác,… Vậy các bệnh về dạ dày nào thường bùng phát nhanh nhất, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Đau dạ dày

Là căn bệnh khá phổ biến nhất trong các bệnh về dạ dày và chiếm khoảng 65% dân số trên toàn thế giới. Bệnh thường biểu hiện ở rất nhiều đối tượng khác nhau, nhất là đối với những người có chế độ ăn uống không hợp lý, những người thường xuyên bận rộn, người tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Ngoài ra, bệnh cũng được phát hiện nhiều ở các đối tượng thường xuyên sử dụng thức ăn cay, nóng, thức ăn chứa nhiều gia vị, người hút thuốc, uống bia rượu nhiều,…. Và đây cũng được xem là những nguyên nhân tiêu biểu hình thành nên căn bệnh đau dạ dày ở nhiều đối tượng.

Những triệu chứng của bệnh đau dạ dày thường gặp nhất như là ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu, đau tức vùng thượng vị,… Cơn đau thường biểu hiện rất dai dẳng, thường xuất hiện ngay khi đói hoặc thậm chí là sau khi ăn no. Bệnh đau dạ dày có thể gây biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện tượng lớp niêm mạc bị tổn thương, xung huyết, loét sâu do acid và pepsin kích thích được gọi là viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là căn bệnh cũng khá phổ biến và thường gặp phải ở những người có tiền sử mắc bệnh về dạ dày. Theo lý giải của các nhà nghiên cứu thì loét dạ dày, tá tràng được biểu hiện qua các triệu chứng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương lớn với kích thước >=0.5cm.

Ở những vị trí viêm loét khác nhau mà bệnh sẽ được chẩn đoán và xác định với nhiều tên gọi khác như viêm dạ dày, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm loét tá tràng, viêm tâm vị,… Bệnh thường được xác định bởi nhiều nguyên nhân cụ thể như nhiễm vi khuẩn Hp, sử dụng quá nhiều bia rượu, do tác dụng phụ của các loại thuốc tây, mệt mỏi, căng thẳng, chế độ ăn uống và sinh hoạt bất thường,…

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu bởi các biểu hiện như đau từng cơ đột ngột, đầy hơi, đau tức vùng thượng vị, ợ chua, nóng rát, chán ăn, người xanh xao, buồn nôn, đại tiện có mùi khó chịu, phân màu đen,… Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày, nên hãy thăm khám để được xác định bệnh chính xác.

3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Theo thống kê của Bộ y tế Việt Nam, tính cho đến thời điểm này thì có khoảng 14 triệu người đang có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đã được thăm khám. Thống kê này cũng đã chỉ ra căn bệnh này khá phổ biến ở vùng nông thôn do chất lượng đời sống chưa cao. Thực chất mà nói trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, nhũ chấp, dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và gây khó chịu.

Khi gặp phải những triệu chứng trào ngược dạ dày, người bệnh thường xuyên có biểu hiện tức ngực, buồn nôn, ợ chua và làm nóng rát thực quản. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như khó nuốt, mắc nghẹn, nhạt miệng,… Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng như xét cho cùng thì trào ngược dạ dày, tá tràng có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

4. Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày)

Xuất huyết dạ dày là một kiểu biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày trong thời gian dài không được khắc phục và điều trị. Mà nguyên nhân trực tiếp là do các tác nhân thường được khuyến cáo như sử dụng bia rượu trong thời gian dài, ăn nhiều thức ăn cay nóng, người thường xuyên căng thẳng và có chế độ dinh dưỡng không hợp lý,… Đây là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng do mất máu quá nhiều.

Bệnh xuất huyết dạ dày được biểu hiện bằng những triệu chứng như đau dữ dội vùng thượng vị, toát mồ hôi, bụng cứng, mặt xanh xao, nôn và đại tiện có máu, phân màu đen,… Khi gặp phải những biểu hiện trên, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Viêm hang vị dạ dày

Dạ dày được chia thành nhiều ngăn bắt đầu từ tâm vị, phình vị, bờ cong lớn, thân vị, bờ cong nhỏ sau đó mới đến hang vị và đơn vị cuối cùng chính là môn vị. Như vậy, có thể nói viêm hang vị dạ dày là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc dạ dày không tiết axit ở vị trí gần cuối dạ dày, trước phần môn vị. Viêm hang vị dạ dày thường được biểu hiện bằng những cơn đau rõ ràng ở trên rốn. Tùy vào mức độ bệnh mà cơn đau sẽ biểu hiện dữ dội hay âm ỉ trong thời gian dài.

Hiện nay, căn bệnh viêm hang vị dạ dày thường được bắt gặp ở rất nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn ở độ tuổi từ 35 trở lên. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây đã phần nào cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi bị viêm hang vị dạ dày đang có xu hướng gia tăng, thậm chí ở trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Các triệu chứng viêm hang vị thường bắt nguồn từ các phần tế bào thuộc hang vị bị các tác nhân bên ngoài tác động và làm tổn thương. Nếu không được thăm khám và chữa trị bệnh kịp thời bệnh có thể phát triển thành một số biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày và nguy hiểm hơn là gây ung thư dạ dày.

6. Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

Thông thường, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) thường gặp phải ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng và có thể yên vị ở trong đó. Tuy nhiên, khi gặp phải môi trường thuận lợi như độ pH trong dạ dày mất ổn định, sức đề kháng của cơ thể yếu đi thì chúng sẽ phá vỡ lớp nhầy để tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây tổn thương.

Sở dĩ, căn bệnh nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày được mệnh danh là “kẻ lây lan không tiếng động” là bởi bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng khác thường nào. Thông thường, để phát hiện được vi khuẩn Hp trong dạ dày các bệnh nhân thường được chỉ định xét nghiệm. Theo các nghiên cứu mới nhất cho thấy, có khoảng 10% dân số nhiễm virus Hp và chỉ có khoảng 3% tỷ lệ người bệnh có biểu hiện bệnh biến chứng sang ung thư dạ dày.

7. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nghiêm trọng nhất trong số các bệnh được kể trên. Các triệu chứng ung thư dạ dày thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và gây khó khăn trong việc nhận biết cũng như chẩn đoán ban đầu. Nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, ung thư dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, khi có những triệu chứng sau thì nên nhanh chóng đến bệnh viện và thăm khám ngay: bụng luôn căng cứng, ăn uống không tiêu, có triệu chứng u trước ngực, người sụt cân nhanh nhưng không rõ nguyên nhân, chán ăn, đường tiêu hóa không tốt,…

Trên đây là TOP các loại bệnh về dạ dày thường gặp nhất hiện nay, hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn đọc tìm hiểu về bệnh chính xác để có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ dạ dày. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Gọi điện thoại
02466607682
Chat Zalo